Là những tác giả thành công với các bộ tiểu thuyết lịch sử, nhà văn Hoàng Quốc Hải và Trần Thanh Cảnh đã đem đến cho cử tọa nhiều thông tin hữu ích. Nhà văn Hoàng Quốc Hải trình bày quan điểm của mình về tính chân thực khách quan trong các bộ chính sử, sự khác biệt giữa tính chân thực của lịch sử và giá trị hiện thực của tác phẩm văn chương; tài năng, dũng khí của người cầm bút viết tiểu thuyết lịch sử; sự kì công đọc sách, đi điền dã, suy tư… để có được tác phẩm. Nhà văn Trần Thanh Cảnh chia sẻ suy nghĩ của mình không giải thiêng lịch sử mà bằng tác phẩm giải những điểm mờ… trong chính sử. Tác giả bày tỏ lí do chọn viết về Đức Thánh Trần; về sự vô biên trong trí tưởng tượng của nhà văn; về “gia vị” sex trong tác phẩm; thậm chí cả về lí do từ một dược sĩ, thương gia lại tham gia sáng tác văn chương. Là người thường xuyên, quan tâm, theo sát đời sống văn học đương đại, đặc biệt là thể tài tiểu thuyết lịch sử, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam đã đưa đến buổi tọa đàm thêm một tiếng nói có trọng lượng. Anh cung cấp thêm nhiều thông tin hấp dẫn về sử, dã sử và tiểu thuyết lịch sử, ví dụ như giải thích tên thái hậu Dương Vân Nga có tự bao giờ? Ngoài sự bình giá tác phẩm của nhà văn Hoàng Quốc Hải, Trần Thanh Cảnh, nhà phê bình Nguyễn Hoài Nam còn mở rộng khái quát, so sánh nhiều bộ tiểu thuyết lịch sử đương đại. Anh phê bình một số bộ tiểu thuyết lịch sử không thành công, làm lệch lạc nhân vật lịch sử, có nhiều chi tiết giống phim chưởng Hồng Kông… PGS.TS. Phùng Gia Thế cùng các thầy cô giáo ở các trường THPT và học viên, sinh viên đã khiến buổi tọa đàm thêm sôi nổi với các câu hỏi “hóc búa” nhưng “thú vị”: Tại sao nhà văn không chọn những nhân vật đa chiều như Trần Thủ Độ, Trần Thị Dung, Trần Khánh Dư… mà lại chọn Đức Thánh Trần? Nhà văn, nhà phê bình có sống giàu có bằng nghề nghiệp của mình hay không? Dạy bài Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn trong SGK Ngữ văn ra sao khi bên cạnh đó là hình tượng văn học Đức Thánh Trần?...
Những trao đổi sôi nổi của các đại biểu và cử tọa đã khiến buổi tọa đàm kéo dài đến 17h30 mới kết thúc. Nhiều GV phổ thông, học viên cao học và sinh viên vẫn nán lại tiếp tục trò chuyện với các nhà văn, nhà phê bình. Hoạt động tặng sách của các nhà văn cho giảng viên, GV và SV; chụp ảnh lưu niệm đã kết thúc một buổi tọa đàm văn học bổ ích và lý thú.
Tiếp nối thành công của buổi tọa đàm này, khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 sẽ xây dựng kế hoạch tổ chức các cuộc trao đổi chuyên môn, học thuật với các nhà văn, nhà phê bình văn học có uy tín khác mà trước hết sẽ là các nhà văn, nhà thơ có tác phẩm được đề xuất giảng dạy trong chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới…
Khoa Ngữ văn
Trong hai ngày 31/10 và 01/11/2024 khóa K47 đang ngập tràn trong không khí tưng bừng sau bao ngày chờ đợi Hội thi Nghiệp vụ Sư
06/11/2024
Sáng ngày 23/12, Trường ĐHSP Hà Nọi 2 và Viện Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc
08/01/2024
Sáng ngày 30/11/2023, khoa Ngữ văn tổ chức Hội nghị học tập năm học 2023-2024 nhằm trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm học
02/12/2023
Trong ngày 23/11/2023 tại hội trường 14/8 diễn ra hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp Khoa với những nội dung thi: Thi dạy học,
02/12/2023
Ngày 31/10/2023, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Sư phạm
01/11/2023
Chương trình 𝙏𝙧𝙪𝙮𝙚̂̀𝙣 𝙡𝙪̛̉𝙖 - 𝙃𝙤̣̂𝙞 𝙣𝙝𝙖̣̂𝙥 đã chính thức khép lại với một thành
08/09/2023