Sáng 14/11, tại Hội trường A1 - Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã diễn ra Chung kết hội thi chuyển thể tác phẩm văn học trong nhà trường phổ thông & Giao lưu với các nghệ sĩ do Khoa Ngữ văn - Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức.
Với mục tiêu khuyến khích sự sáng tạo và tìm tòi trong việc áp dụng các giá trị văn học vào đời sống, ứng dụng vào tiếp nhận và giảng dạy văn học trong nhà trưởng phổ thông, cuộc thi đã đặt ra thử thách không nhỏ đối với các thí sinh: chuyển thể những tác phẩm văn học tiêu biểu thành các loại hình nghệ thuật khác nhau. Những tác phẩm kinh điển của văn học nước ngoài và Việt Nam như Đôn Ki-hô-tê (Xéc-văn-téc); Chí Phèo (Nam Cao), Nam quốc sơn hà; Xúy Vân giả dại; Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ), Lặng lẽ Sa Pa (Nguyễn Thành Long); Những ngôi sao xa xôi (Lê Minh Khuê)… được lựa chọn để chuyển thể thành các màn kịch ngắn, phim chuyển thể, múa bóng, vũ đạo, ca khúc, mashup...
Cuộc thi năm nay ghi dấu ấn đặc biệt bởi sự tham gia của những tên tuổi hàng đầu trong các lĩnh vực điện ảnh, sân khấu và văn học: NSND Trần Lực, NSND Lê Tuấn Cường và Nhà văn Đỗ Bích Thuý. Mỗi thành viên trong Ban Giám khảo không chỉ đưa ra những đánh giá sắc bén mà còn chia sẻ cả những quan điểm sâu sắc về mối quan hệ giữa văn học và các nghệ thuật, cũng như những yêu cầu quan trọng khi chuyển thể một tác phẩm văn học.
NSND Trần Lực, người có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành điện ảnh, đã chỉ ra rằng: "Việc chuyển thể tác phẩm văn học thành phim hay kịch đòi hỏi sự sáng tạo vượt ra ngoài việc tái hiện cốt truyện. Đó là quá trình lựa chọn những yếu tố quan trọng nhất trong tác phẩm, đồng thời làm mới chúng qua các hình thức biểu diễn, giúp người xem có thể cảm nhận được tác phẩm theo một cách tiếp cận khác biệt nhưng vẫn giữ được linh hồn của tác phẩm gốc".
NSND Lê Tuấn Cường - Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam, người đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ sinh viên tình yêu và niềm say mê đối với chèo khẳng định rằng: "Sân khấu là một không gian đặc biệt, nơi tác phẩm văn học được thể hiện trực tiếp, và yêu cầu của sân khấu là phải vừa mang đến một không khí chân thật, vừa phải tạo ra sức hấp dẫn với khán giả".
Nhà văn Đỗ Bích Thuý, người đã có nhiều tác phẩm chuyển thể thành phim cũng bày tỏ sự xúc động sâu lắng sau khi xem các tiết mục chuyển thể của sinh viên khoa Ngữ văn. Nhà văn đặt niềm hi vọng và sự tin tưởng vào sinh viên khoa Ngữ văn - những giáo viên trẻ trong tương lại sẽ luôn giữ được niềm say mê đối với văn học; luôn yêu nghề, tận tâm với chuyên môn.
Chương trình khép lại nhưng đây sẽ là một kỉ niệm đẹp trong lòng các bạn sinh viên, là một sự kiện đáng nhớ đối với các vị khách mời và là một dấu ấn đậm nét trên hành trình hướng tới chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và kỉ niệm 50 năm thành lập Khoa Ngữ văn - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
Trong hai ngày 31/10 và 01/11/2024 khóa K47 đang ngập tràn trong không khí tưng bừng sau bao ngày chờ đợi Hội thi Nghiệp vụ Sư
06/11/2024
Sáng ngày 23/12, Trường ĐHSP Hà Nọi 2 và Viện Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc
08/01/2024
Sáng ngày 30/11/2023, khoa Ngữ văn tổ chức Hội nghị học tập năm học 2023-2024 nhằm trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm học
02/12/2023
Trong ngày 23/11/2023 tại hội trường 14/8 diễn ra hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp Khoa với những nội dung thi: Thi dạy học,
02/12/2023
Ngày 31/10/2023, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Sư phạm
01/11/2023
Chương trình 𝙏𝙧𝙪𝙮𝙚̂̀𝙣 𝙡𝙪̛̉𝙖 - 𝙃𝙤̣̂𝙞 𝙣𝙝𝙖̣̂𝙥 đã chính thức khép lại với một thành
08/09/2023