Buổi tọa đàm được Khoa Ngữ văn tổ chức hồi 9h0 đến 11h0, ngày 20/05/2021, bằng hình thức online. Tham dự buổi tọa đàm gồm có toàn thể cán bộ giảng viên, các học viên cao học K23 và K24 Khoa Ngữ văn. Thêm nữa, do được tổ chức bằng hình thức online cho nên buổi tọa đàm còn thu hút được không ít giáo viên Ngữ văn ở các trường phổ thông và những người quan tâm tham dự. Chủ trì buổi tọa đàm: TS.Nguyễn Thị Tính; thư kí: TS.Nguyễn Thị Hải Vân.
Mở đầu chương trình, TS.La Nguyệt Anh – Bộ môn Văn học Việt Nam trình bày báo cáo: “Tiếp cận thơ Nguyễn Đình Thi từ góc độ cấu trúc”. Đây là báo cáo nằm trong Đề tài KHCN cấp Cơ sở 2020-2021, mã số C2020.19 của TS.La Nguyệt Anh. Báo cáo gồm 3 phần:
- Nghiên cứu lí thuyết cấu trúc và cấu trúc thơ (khái niệm, đặc trưng); Thơ Nguyễn Đình Thi trong “kiến trúc” thơ trữ tình Việt Nam.
- Nhận diện và phân tích cấu trúc đặc trưng trong thơ Nguyễn Đình Thi: cấu trúc thời gian, không gian để thấy nét độc đáo trong kiểu tư duy thơ gián đoạn, phân mảnh, đồng hiện của ông.
- Trên cơ sở những nghiên cứu cơ bản, xây dựng chiến lược đọc hiểu thơ Nguyễn Đình Thi từ góc độ cấu trúc. Ứng dụng phương cách này trong dạy học, tiếp nhận và thưởng thức thơ Nguyễn Đình Thi nói riêng, đọc hiểu văn bản thơ nói chung.
Bản báo cáo của TS La Nguyệt Anh được chuẩn bị công phu từ powerpoint tới nội dung và cách thức trình bày cho nên đã thu hút người tham dự.
Sau phần trình bày của TS.La Nguyệt Anh, nhiều ý kiến của người tham dự được nêu ra. TS.Mai Thị Hồng Tuyết “chất vấn”:
+ Nghiên cứu thơ Nguyễn Đình Thi từ góc độ cấu trúc, tác giả đề tài có quan tâm đến yếu tố giải cấu trúc không?
+ Khi phân tích thơ Nguyễn Đình Thi từ góc độ cấu trúc, ngoài cấu trúc ngôn ngữ tác giả đề tài có quan tâm đến các cấp độ cấu trúc khác không?
+ Nếu tư duy thơ của Nguyễn Đình Thi là gián đoạn, phân mảnh, đồng hiện thì mô hình thế giới tương đương với kiểu tư duy này của Nguyễn Đình Thi là gì?
TS. La Nguyệt Anh đã minh giải các nội dung câu hỏi của TS.Mai Thị Hồng Tuyết. Tiếp đó, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh cho rằng: “Nên hiểu cấu trúc theo nghĩa động, nghĩa rộng. Nguyễn Đình Thi đã có những tìm tòi làm giàu có thơ Việt, làm giàu có giá trị biểu đạt. Có nhiều hướng đi, cách tiếp cận để đồng sáng tạo với nhà thơ, nhà văn. Tiếp cận thơ Nguyễn Đình Thi từ góc nhìn cấu trúc là một nỗ lực tìm kiếm hướng đi, con đường để thâm nhập tác phẩm”. TS. Thành Đức Bảo Thắng cũng ủng hộ hướng đi của đề tài. PGS. TS. Đỗ Thị Thu Hương bổ sung: “Ngôn ngữ và tư duy có mối liên hệ mật thiết với nhau. Cách sử dụng ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi bị chi phối sâu sắc bởi lối tư duy của ông. Báo cáo gợi mở hướng nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ thơ Nguyễn Đình Thi”... Có thể thấy, các ý kiến thảo luận khá sôi nổi, từ các phương diện lí luận văn học đến sáng tác văn chương và vấn đề tiếp nhận. Cử tọa cũng đặc biệt quan tâm khả năng ứng dụng được đặt ra từ báo cáo.
Thành công của buổi tọa đàm cho thấy: trong bối cảnh dịch covid - 19 đang hoành hành dữ dội, Khoa Ngữ văn nói riêng, Trường ĐHSP Hà Nội 2 nói chung không chỉ thực hiện đúng 5K, đảm bảo việc giảng dạy và tiếp tục duy trì các hoạt động khoa học nghiêm túc, chất lượng.
TS. Nguyễn Thị Tính
Sáng 10/10/2024, Khoa Ngữ văn – trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tổ chức tập huấn chuyên môn cho giảng viên, NCS,
19/10/2024
Ngày 06/06/2023 tại P.703, nhà A1 đã diễn ra buổi seminar của bộ môn Văn học Việt Nam: Cảm quan hậu chiến trong tiểu thuyết
12/06/2023
Sáng nay, ngày 25/05/2023 tại Hội trường 14/8, Khoa Ngữ văn đã tổ chức thành công chương trình “Tiếp cận và giảng dạy
25/05/2023
Nhằm tạo động lực, truyền cảm hứng học tập, nghiên cứu văn chương cho giảng viên, học viên Cao học và sinh viên, ngày
15/01/2021
Nhằm mục đích: Giúp SV biết cách khai thác các văn bản một cách sáng tạo, phát triển kĩ năng tiếp nhận (đọc và nghe)
10/03/2023