Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0969889270
khoanguvan@hpu2.edu.vn

PGS.TS. ĐỖ NGỌC THỐNG NÓI CHUYỆN VỀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG MÔN NGỮ VĂN MỚI VÀ VẤN ĐỀ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN

Sáng 01/3/2019, tại hội trường 14 -8, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới - đã có cuộc nói chuyện về Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên” với khoa Ngữ văn, trường ĐHSP Hà Nội 2.
 
Buổi nói chuyện thu hút sự tham gia của lãnh đạo khoa; giảng viên, học viên; sinh viên các khóa 42,43,44 khoa Ngữ văn; giáo viên các trường THPT, THCS trên địa bàn và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ…

Chủ đề được đề cập đến lần này bao gồm hai nội dung chính đang được quan tâm: “Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn mới và “đào tạo, bồi dưỡng giáo viên”.

Với nội dung thứ nhất, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống chỉ ra điểm khác biệt nhất so với các chương trình trước đây là chương trình Ngữ văn lần này chú trọng phát triển phẩm chất và năng lực cần có của học sinh. Chương trình theo hướng mở, chỉ nêu nội dung cốt lõi. Các nội dung cần dạy và học được xác định, lựa chọn dựa trên các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực…

Sách giáo khoa Ngữ văn mới sẽ được biên soạn theo hướng tinh giản, không chạy theo số lượng, hiện đại và thiết thực để giúp học sinh đạt được yêu cầu về năng lực. Sách được triển khai theo hướng tích hợp và có sự phân hóa. Đó là tích hợp liên môn và nội môn, tích hợp xuyên suốt và tích hợp đồng bộ để tạo ra hiệu quả nền tảng kiến thức sâu rộng cho người học. Đồng thời có sự phân hóa để phù hợp với đối tượng và sở thích của học sinh…

Trên cơ sở những điểm mới căn bản của chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn, tác giả cũng nhấn mạnh sự đổi mới về phương pháp dạy học: cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học phát triển phẩm chất và năng lực, dạy cách đọc, viết, nói và nghe, tôn trọng học sinh, khuyến khích sáng tạo, vận dụng, gắn với các tình huống thực, kĩ năng sống…
 
Ở nội dung thứ hai, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho rằng, việc đào tạo, bồi dưỡng giáo viên cần xác định một số yêu cầu chung như: nhận thức đúng yêu cầu và định hướng đổi mới; xác định đúng đặc trưng công việc của người giáo viên dạy văn; xác định hạn chế lớn nhất của việc dạy Ngữ văn hiện nay so với yêu cầu mới; điều chỉnh chương trình bồi dưỡng, cân đối hài hòa giữa khoa học cơ bản và khoa học sư phạm, coi trọng năng lực sư phạm; dạy học trong trong bối cảnh mới phát triển năng lực, tăng cường các nguồn tài liệu, sử dụng đa phương tiện dạy học, mở ra nhiều    cách tiếp cận; đổi mới đánh giá kết quả học tập….

Phương pháp đào tạo, bồi dưỡng cần hướng tới phát triển năng lực của sinh viên: tránh đọc, thuyết trình giáo trình, cần nêu vấn đề và tổ chức trao đổi, giải quyết vấn đề, đề cao vận dụng, dạy để làm/giúp gì? Tập trung vào cách thức: cách nghĩ, cách đọc, cách dạy, cách nghiên cứu…Tăng cường thị phạm, thực hành. Hài hòa về năng lực ngôn ngữ, năng lực văn học và năng lực sư phạm. Gắn kết khoa học cơ bản và khoa học sư phạm. Sản phẩm được đào tạo, bồi dưỡng cần đáp ứng hai yêu cầu: “hiểu cái mình dạy” và “biết cách dạy”…

Phản hồi lại những chia sẻ của PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, giáo viên và sinh viên đã đặt ra các câu hỏi thú vị xoay quanh các vấn đề trên. Tác giả đã dành một khoảng thời gian để trao đổi cụ thể, làm rõ vấn đề được quan tâm trong báo cáo.

Trong khuôn khổ buổi nói chuyện ngắn, PGS.TS Đỗ Ngọc Thống đã đem đến cho giảng viên, sinh viên khoa Ngữ văn, giáo viên phổ thông những định hướng cơ bản về chương trình, sách giáo khoa Ngữ văn mới và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên ở trường đại học. Đây là những thông tin bổ ích giúp giảng viên, sinh viên và giáo viên tự tin tiếp cận với yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục.

Dương Thị Mỹ Hằng

Một số hình ảnh tại buổi nói chuyện
 
PGS.TS Đỗ Ngọc Thống trình bày về những vấn đề chung về Chương trình giáo dục phổ thông
môn Ngữ văn mới và vấn đề đào tạo, bồi dưỡng giáo viên”
 
Buổi nói chuyện thu hút được sự quan tâm của rất nhiều giảng viên, giáo viên, sinh viên
 
PGS. TS Đỗ Ngọc Thống chụp ảnh lưu niệm với giảng viên khoa Ngữ văn và giáo viên THPT
 
PGS.TS Bùi Minh Đức tặng hoa, cảm ơn PGS.TS Đỗ Ngọc Thống


Tags:


Bài viết khác

HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NĂM HỌC 2024 - 2025

HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NĂM HỌC 2024 - 2025

 Trong hai ngày 31/10 và 01/11/2024 khóa K47 đang ngập tràn trong không khí tưng bừng sau bao ngày chờ đợi Hội thi Nghiệp vụ Sư

06/11/2024

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 VÀ VIỆN NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC GIA VỀ DẠY - HỌC TIẾNG VIỆT

TRƯỜNG ĐHSP HÀ NỘI 2 VÀ VIỆN NGÔN NGỮ HỌC VIỆT NAM TỔ CHỨC THÀNH CÔNG HỘI THẢO QUỐC GIA VỀ DẠY - HỌC TIẾNG VIỆT

Sáng ngày 23/12, Trường ĐHSP Hà Nọi 2 và Viện Ngôn ngữ học Việt Nam phối hợp đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc

08/01/2024

HỘI NGHỊ HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024

HỘI NGHỊ HỌC TẬP NĂM HỌC 2023-2024

Sáng ngày 30/11/2023, khoa Ngữ văn tổ chức Hội nghị học tập năm học 2023-2024 nhằm trao đổi, truyền đạt kinh nghiệm học

02/12/2023

HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 - 2024

HỘI THI NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM KHOA NGỮ VĂN NĂM HỌC 2023 - 2024

Trong ngày 23/11/2023 tại hội trường 14/8 diễn ra hội thi Nghiệp vụ sư phạm cấp Khoa với những nội dung thi: Thi dạy học,

02/12/2023

BẾ MẠC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

BẾ MẠC KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ĐÁNH GIÁ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

Ngày 31/10/2023, Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục – Đại học Quốc gia phối hợp với Trường Đại học Sư phạm

01/11/2023

CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI 2023-2024, KHOA NGỮ VĂN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN LỬA- HỘI NHẬP

CHÀO ĐÓN NĂM HỌC MỚI 2023-2024, KHOA NGỮ VĂN TỔ CHỨC THÀNH CÔNG CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN LỬA- HỘI NHẬP

Chương trình 𝙏𝙧𝙪𝙮𝙚̂̀𝙣 𝙡𝙪̛̉𝙖 - 𝙃𝙤̣̂𝙞 𝙣𝙝𝙖̣̂𝙥 đã chính thức khép lại với một thành

08/09/2023

0969889270 0912944324