Khách mời của buổi tọa đàm là Hiệu trưởng và những giáo viên giỏi Ngữ văn của trường THPT Bình Xuyên, THPT Vĩnh Yên. Buổi tọa đàm có sự hiện diện của PGS. TS Phùng Gia Thế - Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐHSP Hà Nội 2, PGS. TS Bùi Minh Đức – Trưởng khoa Ngữ văn, TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh – Phó trưởng khoa Ngữ văn, các thầy cô giáo Tổ PPDH Ngữ văn, Tổ Văn học Việt Nam, toàn thể sinh viên K42 cùng các bạn sinh viên khóa K43, K44 quan tâm.
Mở đầu, ThS Phan Hồng Hiệp – Hiệu trưởng trường THPT Bình Xuyên đã hướng dẫn các bạn sinh viên về quá trình thực tập:
Một, cần tìm hiểu kĩ về điểm trường thực tập.
Hai, cần tích cực làm quen với môi trường mới ngay trong những ngày đầu thực tập. Mỗi sinh viên cần mạnh dạn, chủ động giao tiếp với BGH, giáo viên hướng dẫn, lớp thực tập chủ nhiệm, lớp thực tập giảng dạy và phụ huynh học sinh
… Ba, cần lên kế hoach khoa học, cụ thể cho các hoạt động: dự giờ, lập kế hoạch dạy học, nghiên cứu khoa học, tổ chức hoạt động ngoại khóa… Thầy Hồng Hiệp nhấn mạnh với các bạn sinh viên Khoa Ngữ văn, dạy Văn vừa là khoa học vừa là “nghệ thuật”, cần hiểu tác phẩm từ văn bản kết hợp với vốn sống để giảng dạy tích hợp đạt hiệu quả cao.
Với vai trò là giáo viên giảng dạy Ngữ văn ở trường THPT Bình Xuyên, cô Trần Phương Hoa mang đến những chia sẻ chi tiết, bổ ích về
Giáo viên phổ thông với công tác chủ nhiệm lớp. Cô chỉ ra 5 lưu ý để giúp các bạn sinh viên đảm nhiệm tốt vai trò GVCN.
Thứ nhất, cần phải tìm hiểu, nắm bắt đối tượng học sinh.
Thứ 2, nhanh chóng hoàn thiện tổ chức lớp, xây dựng Ban cán sự lớp năng nổ, nhiệt tình, trách nhiệm
. Thứ 3, GVCN cần đầu tư thời gian để xây dựng, lập kế hoạch cụ thể cho các giờ sinh hoạt lớp
. Thứ 4, cần có sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác như giáo viên bộ môn, cán bộ đoàn thanh niên, phụ huynh….
Thứ 5, phải thường xuyên sâu sát với tình hình của lớp, dành thời gian để gần gũi, trò chuyện cùng HS. Cô nêu quan điểm sự chênh lệch không lớn về tuổi tác là lợi thế của sinh viên thực tập tuy nhiên cũng lưu ý giữa thầy cô giáo và HS bên cạnh sự gần gũi, thân thiện cũng cần một khoảng cách của sự tôn trọng thầy – trò. Đó chính cái uy cần thiết trong việc giáo dục đạo đức, lối sống cho HS. Bên cạnh đó, để làm tốt chức trách, GVCN không thể thiếu sự trung thực, khách quan, công bằng và yêu thương HS.
Ở bản tham luận thứ 3, cô giáo Nguyễn Nữ Khánh Hương trình bày về “
Yêu cầu về việc xây dựng kế hoạch dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông”. Quy trình chuẩn bị một giờ học chất lượng và hiệu quả bao gồm 5 bước.
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.
Bước 2: Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để hiểu chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học; xác định những kiến thức, kĩ năng, thái độ cơ bản cần hình thành và phát triển ở HS; xác định trình tự logic của bài học.
Bước 3: Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của HS, dự kiến những khó khăn, những tình huống có thể nảy sinh và các phương án giải quyết.
Bước 4: Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức dạy học và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo. Và
bước 5 là thiết kế giáo án. Cấu trúc của một giáo án đầy đủ cần có:
Mục tiêu dạy học, Những chuẩn bị về phương pháp và phương tiện dạy học, Tổ chức các hoạt động dạy học. Bằng những tình huống cụ thể từ thực tiễn, cô đã chỉ dẫn các bạn sinh viên
xây dựng kế hoạch bài học,
hình thành kiến thức mới và giúp học sinh
luyện tập, v
ận dụng và mở rộng kiến thức, kĩ năng đã học.
Với những chia sẻ tâm huyết, nhiệt thành, các thầy cô giáo của trường THPT Bình Xuyên, THPT Vĩnh Yên đã đem đến những bài học thiết thực, ý nghĩa và bổ ích cho các sinh viên Khoa Ngữ văn – Trường ĐHSP Hà Nội 2, tiếp thêm tri thức và sức mạnh để các bạn vững bước, hoàn thành tốt công việc thực tập trước mắt và cả chặng đường sự nghiệp “trồng người” sau này.