- Năng lực sử dụng ngôn ngữ (tiếng Việt) để tạo lập văn bản.Năng lực giao tiếp ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải biết sử dụng thuần thục tiếng mẹ đẻ (tiếng Việt) để giao tiếp trong nhiều tình huống khác nhau với những đối tượng khác nhau trong gia đình, nhà trường và xã hội. Năng lực sử dụng ngôn ngữ để tạo lập văn bản là một năng lực đặc trưng rất quan trọng của năng lực ngôn ngữ trong nhà trường. Năng lực làm chủ ngôn ngữ đòi hỏi học sinh phải có một vốn từ ngữ nhất định, hiểu và cảm nhận được sự giàu đẹp của tiếng Việt, nắm được các quy tắc về từ ngữ, ngữ pháp, chính tả để sử dụng tốt tiếng Việt.
Bởi mục đích cuối cùng của nó là để tạo ra được những văn bản chuẩn mực và đẹp. Đó là những văn bản nghị luận (gồm nghị luận chính trị xã hội và nghị luận văn học), những văn bản nghệ thuật (kể chuyện, tả cảnh, tả người) và những văn bản khác (viết báo, viết đơn, làm báo cáo…).
Để tạo lập được các văn bản trên, học sinh phải biết tạo lập ý, sắp xếp ý thành dàn bài, và viết thành bài văn hoàn chỉnh. Trong thực tế vẫn còn có những sinh viên khi ra trường không viết nổi một cái đơn xin việc. Việc bồi dưỡng và phát triển năng lực ngôn ngữ cho học sinh ở bậc học THCS và THPT là cần thiết. Đây chính là vai trò và nhiệm vụ quan trọng của môn Ngữ văn.
Có thể nói, năng lực thẩm mĩ và năng lực ngôn ngữ không tách rời nhau, mà có mối quan hệ gắn bó, tương hỗ để cùng phát triển của môn Ngữ văn. Dạy học Ngữ văn muốn về tới đích cần phát triển tốt nhất hai năng lực này cho người học.
2.2 Định hướng phát triển năng lực đọc - hiểu văn bản cho học sinh đọc các văn bản ngoài chương trình2.2.1 Thực trạng đọc - hiểu các văn bản sách báo chính thống, văn bản nhật dụng hiện nay ở trường THPTThứ nhất, việc dạy học đọc hiểu các văn bản sách báo chính thống, văn bản nhật dụng hiện nay ở nhà trường THPT từ phía người dạy và người học đều có những tác dụng nhất định.
Thứ hai, về phía người dạy - giáo viên của nước ta được đào tạo bài bản, kinh nghiệm giáo dục và kiến thức chuyên môn đều vững vàng. Đa số các giáo viên đều có năng lực sư phạm cùng với tri thức giáo pháp mang tính thực tiễn lớn nên việc dạy học Ngữ văn có những hiệu quả.
Thứ ba về phía người học, đối với bộ môn Ngữ văn, có nhiều em học sinh ham học và yêu thích văn chương. Nhiều học đã dành tiền mua sách, mua truyện và tài liệu tham khảo. Đó là những sự thật không thể nào phủ nhận.
2.2.2 Quy trình đọc - hiểu các văn bản sách báo chính thống, văn bản nhật dụng- Tìm hiểu vấn đề.
- Xác định những vấn đề và trải nghiệm thực tiễn
- Ðưa ra những giả thuyết khác nhau để giải quyết vấn đề.
- Xem xét hệ quả của từng giả thuyết dưới ánh sáng của những kinh nghiệm, kiến thức đã có.
- Thử nghiệm giải pháp thích hợp nhất.
Ví dụ1: khi đọc bài ca dao MƯỜI TAY
Bồng bồng con nín con ơiDưới sông con cá lội ở trên trời chim bayƯớc gì mẹ có mười tayTay kia bắt cá còn tay này bắn chimMột tay chuốt chỉ chuồn kimMột tay đi làm ruộng một tay tìm hái rauMột tay ôm ấp con đauMột tay đi vay gạo một tay cầu cúng maMột tay khung củi muối dưaCòn tay để van lạy để bẩm thưa đỡ đònTay nào để giữ lấy conTay nào lau nước mắt mẹ vẫn còn thiếu tayBồng bồng con ngủ con sayDưới sông cá vẫn lội chim vẫn bay trên trời.Bài ca dao Mười tay của dân tộc Mường trên đây có tứ thơ thật độc đáo: Ước gì mẹ có
mười tay... Vì sao người mẹ lại có ước muốn lạ như vậy khi trong trần gian con người ai cũng chỉ có hai tay? Đó là vì cuộc đời mẹ khổ quá nếu chỉ có hai tay thì không sao gỡ hết nỗi khổ cứ đè nặng lên đội vai gầy của mẹ. Cái điệp khúc tay kia tay này rồi lại một tay một tay ... cứ vang lên day dứt suốt bài ca. Và cùng với nó biết bao công việc hiện ra liên tiếp như một chuỗi dài khổ cực: bắt cá bắn chim làm ruộng hái rau bếp nước cửa nhà guồng xa khung cửi... cho đến cả van lạy bẩm thưa đỡ đòn... Một thân mẹ gầy yếu mà phải đối mặt với cuộc sống gian truân khắc nghiệt như thế làm sao hai tay có thể chống đỡ được? Nhưng cái ước muốn ấy không phải là vì mẹ mà chủ yếu là vì đứa con đang nằm trong lòng mẹ và mẹ đang ru cho nó ngủ. Người mẹ dồn hết tình thương con vào lời ru vào điều mong ước da diết nhất:
Một tay ôm ấp con đauVà nếu tính kỹ thì không phải Mười tay (mười chỉ là con số tròn đầy mang nghĩa nhiều) mà là mười hai tay nhưng mẹ vẫn còn thiếu hai tay:
Tay nào để giữ lấy conTay nào lau nước mắt mẹ vẫn còn thiếu tay. Một tay cho cuộc đời khổ cực của mẹ và một tay cho tình mẫu tử thiêng liêng Ví dụ 2: Quá trình dạy học nêu vấn đề bao gồm nhiều hình thức tổ chức đa dạng:
“Nhân viên đòi tăng lương”! Đây chỉ là một câu sếp đã có câu trả lời làm người ta phải tâm phục khẩu phục chuyện được lan truyền trên mạng xã hội nhưng nó dạy cho chúng ta rất nhiều điều.Không chỉ là nhân viên, ngay cả các chủ doanh nghiệp, giám đốc cũng có thể tìm thấy bài học cho riêng mình trong câu chuyện này.Cô Lan đã làm việc tại công ty gần 3 năm, nhưng mới đây một nhân viên được tuyển dụng vào sau cô lại được thăng chức, còn cô thì không. Thế rồi một ngày, cô Lan tìm đến ông chủ để nói chuyện.
- “Thưa ông chủ, tôi đã từng đến trễ, về sớm hay bị kỷ luật bao giờ chưa?”.Ông chủ chỉ đơn giản trả lời:
“Không có”. -“Vậy công ty có thành kiến với tôi không?”. Ông chủ lúc này hơi sững sờ một lúc rồi trả lời:
“Dĩ nhiên là không”-“Tại sao người có trình độ chuyên môn thấp hơn cả tôi lại có thể được trọng dụng, mà tôi thì vẫn phải làm một công việc tầm thường?”Ông chủ im lặng một lúc rồi mỉm cười nói:
“Việc của cô chúng ta sẽ đợi một lát sẽ bàn, hiện giờ tôi đang có một việc gấp cần xử lý, nếu không cô hãy giúp tôi xử lý việc này trước đã?”Ông chủ nói tiếp:
“Một khách hàng sẽ đến công ty để kiểm tra tình trạng sản phẩm, cô hãy liên lạc với họ hỏi xem khi nào họ đến?”“Đây là một nhiệm vụ quan trọng”, bước ra đến cửa cô còn không quên quay lại cười với ông.
Sau 15 phút, cô quay trở lại văn phòng của ông chủ.
Ông chủ hỏi:
“Cô đã liên hệ được với họ chưa?”Cô trả lời:
“Đã liên hệ được với họ rồi nhưng họ nói rằng tuần tới mới có thể qua”.Ông chủ hỏi tiếp:
“Cụ thể là vào thứ mấy tuần sau?”Cô gái ấp úng nói:
“Cái này tôi chưa hỏi rõ”.-“ Vậy có bao nhiêu người đến?”- “A! Giám đốc không nhắc tôi hỏi điều này?” - Vậy họ đến đây bằng tàu hỏa hay máy bay?”- “Cái này ngài cũng không nhắc tôi hỏi!”Ông chủ đã không nói gì nữa, mà thay vào đó gọi một nhân viên khác có tên Trương Thái vào. Anh Trương Thái vào công ty trễ hơn cô một năm, hiện giờ đã là người đứng đầu của một bộ phận.
Trương Thái đã nhận nhiệm vụ tương tự như của cô. Sau một lúc anh ấy đã quay lại.
Anh Thái cho biết:
“Sự việc là như vậy… Họ sẽ đáp máy bay vào 3 giờ chiều ngày thứ sáu tuần sau, khoảng 6 giờ tối sẽ đến đây. Họ có tổng cộng 5 người do trưởng phòng tiêu dùng ông Nam dẫn đầu. Tôi đã báo họ là công ty sẽ cho người ra sân bay để đón”.-“ Ngoài ra, họ còn có kế hoạch nghiên cứu 2 ngày tại đây. Cụ thể về lịch trình thì sau khi đến đây hai bên sẽ bàn bạc để biết rõ hơn. Để tạo thuận lợi cho công việc, tôi đề xuất sắp xếp họ ở tại khách sạn quốc tế gần đó, nếu ngài đồng ý, ngày mai tôi sẽ đặt phòng trước.”-“Còn nữa, trong tuần tới dự báo thời tiết có mưa, tôi sẽ giữ liên lạc với họ bất cứ lúc nào. Nếu tình hình thay đổi, tôi sẽ báo cáo lại cho ngài ngay”.Sau khi anh Thái rời đi, ông chủ đã quay sang nói với cô gái:
“Bây giờ chúng ta hãy nói về câu hỏi của cô”-“Không cần nữa ạ, tôi đã biết lý do, làm phiền ngài rồi.”Cô chợt hiểu rằng không phải cứ ai đến trước là sẽ đóng một vai trò quan trọng. Mọi người đều bắt đầu từ những điều đơn giản nhất, những việc tưởng như bình thường nhất. Hôm nay bạn tự mình dán những loại nhãn hiệu cho bản thân, có lẽ ngày mai nó sẽ quyết định bạn sẽ được giao cho những trọng trách nhiệm vụ gì.
Mức độ quan tâm về công việc sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả công việc. Bất kỳ công ty nào cũng cấp bách cần những nhân viên chủ động và có trách nhiệm trong công việc. Những nhân viên xuất sắc thường không bao giờ thụ động chờ đợi người khác sắp xếp cho công việc. Ngược lại họ sẽ chủ động tìm hiểu những gì họ nên làm, và sau đó tự mình đi hoàn thành tất cả.Ví dụ 3:Truyện ANH HAI (Lý Thanh Thảo)– Ăn thêm cái nữa đi con?
– Ngán quá, con không ăn đâu
.– Ráng ăn thêm một cái, má thương. Ngoan đi cưng!
– Con nói là con không ăn mà. Vứt đi! Vứt nó đi!
Thằng bé lắc đầu quầy quậy, gạt mạnh tay. Chiếc bánh kem văng qua cửa xe rơi xuống đường, sát mép cống. Chiếc xe hơi láng bóng rồ máy chạy đi.
Hai đứa trẻ đang bới móc đống rác gần đó, thấy chiếc bánh nằm chỏng chơ, xô đến nhặt. Mắt hai đứa sáng rực lên, dán chặt vào chiếc bánh thơm ngon. Thấy bánh lấm láp, đứa con gái nuốt nước miếng bảo thằng con trai:
– Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn.
Thằng anh phùng má thổi. Bụi đời đã dính, chẳng chịu đi cho. Đứa em sốt ruột, cũng ghé miệng thổi tiếp. Chính cái miệng háu đói của nó làm bánh rơi tõm xuống cống hôi hám, chìm hẳn.
– Ai biểu anh Hai thổi chi cho mạnh – Con bé nói rồi thút thít.
– Ừa. Tại anh! Nhưng kem còn dính tay nè. Cho em ba ngón, anh chỉ liếm hai ngón thôi!
“Truyện viết hồn nhiên đến mức không ai có thể nghi ngờ có sự bịa đặt gì trong câu chuyện. Ngắn, gọn nhưng đủ sức chứa về mối quan hệ giữa người với người trong thời buổi bây giờ. Tự câu chuyện đã lên đến đỉnh đủ gây ấn tượng và xúc động.“Em ba ngón, anh hai ngón” . Rất nghèo, nhưng rất tình và rất trẻ con. Thương biết mấy”. (Nguyễn Quang Sáng)Với trình độ học sinh phổ thông, “dự án” có thể là những bài tập nhỏ: phân tích nhân vật, so sánh một phương diện nào đó trong các tác phẩm của một tác giả, sưu tập tư liệu về một tác giả, tác phẩm.
Hình thức nâng cao hơn khả năng của học sinh là hình thức thực hiện một đề tài nghiên cứu nhỏ: giáo viên ra một đề tài nhỏ, yêu cầu học sinh thực hiện sau đó báo cáo và thuyết trình về một vấn đề nào đó của tác phẩm với nhiều hình thức như: cá nhân viết hoặc cả nhóm cùng viết, trình bày và báo cáo của nhóm trước cả lớp…
2.3. Định hướng đọc hiểu văn bản nghệ thuật ngoài chương trình.2.3.1 Tiếp cận theo đặc trưng thể loại.Mỗi văn bản văn chương lại tồn tại dưới một thể loại nhất định (tự sự, trữ tình, kịch). Mỗi thể loại có đặc trưng riêng nên hướng tiếp cận cũng khác nhau. Vấn đề giảng dạy theo đặc trưng thể loại là phương pháp đặc thù của bộ môn. Nó vừa tránh được những bất cập mà các phương pháp khác tồn tại vừa đáp ứng được yêu cầu bức xúc đặt ra trong việc giảng dạy các văn bản văn chương trong trườngTHPT.
2.3.2 Tiếp cận đồng bộ.- Lịch sử phát sinh, vận dụng thích hợp những hiểu biết ngoài văn bản để cắt nghĩa tác phẩm.
- Tìm thông tin thẩm mĩ nhà văn hướng về cuộc sống con người.
- Đáp ứng được tư tưởng, thị hiếu của thời đại.
- Xây dựng giờ học đối thoại:
- Đọc tác phẩm, làm quen với tác giả, nhân vật…
- Đồng sáng tạo của người đọc.
2.3.3. Cách đọc hiểu văn bản ngoài chương trình:- Đọc để xác định vấn đề cốt lõi
- Đánh giá tính thời sự của vấn đề mà văn bản đề cập đến.
- Định giá nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật
- Rút ra thông điệp vủa văn bản và áp dụng vào đời sống thực tiễn
2.3.4. Cách kiểm tra đánh giá.- Tôn trọng sự cảm thụ của người đọc
- Đưa ra nhưng tiêu chí cụ thể về Chân – Thiện – Mĩ.
3. Kết luậnTrong bài viết này, chúng tôi không trình bày về khái niệm “năng lực đọc - hiểu” mà đề ra hướng đi để đạt được mục đích đó. Theo chúng tôi, cần một hướng đi cơ bản sẽ giúp người học nâng cao năng lực đọc - hiểu văn bản nghệ thuật. Đó chính là phương pháp đọc hiểu văn bản văn học ngoài trường bằng cách nêu vấn đề. Bởi lẽ, thực tế giảng dạy cho chúng tôi kinh nghiệm rằng: hứng thú của học sinh thường gắn liền với cái mới lạ, gây tò mò và kích thích tư duy. Cho nên phương pháp này vừa là khơi gợi tính tích cực chủ động của học sinh, lại còn phá vỡ đi mô hình giảng dạy khuôn mẫu - kinh nghiệm đã tồn tại trong nhà trường phổ thông lâu nay. Vấn đề là người dạy cần hình thành những quan điểm cơ bản để phát triển năng lực người học từ phương diện lý luận gắn liền với thực tiễn dạy đọc - hiểu văn bản văn học. Đọc để hiểu, hiểu để làm, làm để nhận thức giá trị của bản thân và có khả năng hội nhập. Như vậy, năng lực đọc - hiểu là một trong những hành trang văn hóa đồng thời là một tri thức công cụ giúp học sinh học bộ môn Ngữ văn trong thời kì đổi mới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Đề án đổi mới chương trình và sách giáo khoa .
[2] Nguyễn Văn Dân (1984), “Phương pháp giảng dạy Ngữ văn”, Tạp chí Giáo dục, số 8/2012, Hà Nội.
[3] Trịnh văn Quỳnh – Đột phá Mind – Map, Tư duy đọc hiểu môn Ngữ văn bằng hình ảnh Lớp 10. NXB ĐH QG Hà Nội 2016
Bài đăng trên Kỉ yếu Hội thảo khoa học Toàn quốc "Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập", Nxb KHXH, 2017