Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0969889270
khoanguvan@hpu2.edu.vn

NGHIÊN CỨU THỬ NGHIỆM MÔ HÌNH MỚI TRONG DẠY HỌC ĐỌC HIỂU VĂN HỌC Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

PGS. TS Bùi Minh Đức


1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Giống như ở nhiều môn học khác, hoạt động (HĐ) dạy học (DH) đọc hiểu (ĐH) văn học (VH) ở trường phổ thông (PT) đang đứng trước yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ nhằm đáp ứng mục tiêu đổi mới “căn bản, toàn diện” giáo dục PT sau 2015. Tuy đã có nhiều cải tiến trong HĐ DH của giáo viên (GV) và học sinh (HS) trong thời gian vừa qua nhưng nhìn chung DH ĐH VH vẫn chưa có bước đột phá lớn, chủ yếu vẫn là những đổi mới nhỏ lẻ, mang tính thao tác. Một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên là thiếu một mô hình (MH) DH mới, có thể hiện thực hóa một cách hiệu quả tư tưởng đổi mới DH ĐH. Để giải quyết vấn đề này, một hướng đi khả thi nên được GV THPT nghiên cứu vận dụng là cách thức tổ chức HĐ DH của MH trường học mới VNEN.

2. NỘI DUNG
2.1. VNEN – mô hình dạy học hiện đại 
VNEN là cụm từ viết tắt của Việt Nam Escuela Nueva tức là MH trường học mới tại Việt Nam. Đó là sự vận dụng MH nhà trường đã được thí điểm thành công ở Cô-lôm-bi-a và một số nước Châu Mĩ la tinh (Escuela Nueva). Ở Việt Nam, theo báo cáo nhanh của Dự án MH trường học mới, tính từ năm 2011, VNEN đã được triển khai thí điểm và nhân rộng ở bậc Tiểu học tại 63 tỉnh, thành phố, với gần 2000 trường và gần 70.000 HS tham gia.

Về cơ bản, MH trường học của EN và VNEN đều được xây dựng dựa trên hai trụ cột lý thuyết giáo dục là Thuyết kiến tạo  Thuyết hoạt động. Trong khi thuyết kiến tạo chủ trương : Mỗi người học là một chủ thể kiến tạo tích cực, tự phản ánh, khám phá, cải tạo thế giới từ kinh nghiệm, hiểu biết riêng của mình. Người ta không thể dạy một người nào đó, mà chỉ có thể giúp đỡ, hỗ trợ để người đó tự mình khám phá, phát triển, thì thuyết HĐ nhấn mạnh : Con người tự sinh ra bản thân mình bằng HĐ của chính mình. Mỗi cá nhân bằng HĐ của mình hình thành nên nhân cách và tạo ra sự phát triển của bản thân. Theo Vưgôtxki, yếu tố quyết định sự hình thành và phát triển tâm lý, nhân cách con người “là HĐ của chính con người”.
Trên nền tảng của các lý thuyết nêu trên, VNEN xác định các nguyên tắc vận hành của MH DH theo bốn định hướng lớn :
  • Định hướng về người học : HS là trung tâm của quá trình dạy học. HS được hướng dẫn để tự thực hiện quá trình học tập với một chương trình tự học theo từng bước. HS được phát huy tính tích cực để tìm tòi, khám phá tri thức và vận dụng kiến thức, kĩ năng vào cuộc sống. HS được giao quyền tự quản và tăng cường hợp tác trong quá trình học tập.
  • Định hướng về người dạy : GV là người tổ chức, hướng dẫn HS học theo từng bước dựa trên tài liệu học. GV phải góp phần kiến tạo, duy trì và thúc đẩy một môi trường học tập tích cực, cởi mở, chú trọng tính hợp tác và cạnh tranh giữa các cá nhân HS.
  • Định hướng cho nhà trường : Nhà trường thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với cha mẹ HS và cộng đồng để cùng tham gia vào quá trình giáo dục.
  • Định hướng về chương trình, nội dung và HĐ DH: Chương trình, nội dung và HĐ DH phải gắn bó chặt chẽ với thực tiễn cuộc sống.Đi sâu vào việc tổ chức các HĐ DH trong mỗi giờ học, VNEN xác định có 5 HĐ :
    Khởi động : Tổ chức HS huy động vốn KT, KN của bản thân để chuẩn bị tiếp nhận KT, KN mới, để giải quyết những vấn đề liên quan đến bài học. Tạo hứng thú, động cơ  học tập. Bước đầu đánh giá khả năng, nhu cầu của HS.
    Hình thành kiến thức mới : HS tự chiếm lĩnh KT, hình thành KN mới thông qua việc trực tiếp tiến hành hệ thống các bài tập/ nhiệm vụ dưới sự hướng dẫn của GV.
    Luyện tập : HS vận dụng KT, KN vừa học để giải quyết nhiệm vụ cụ thể, tương tự do Sách hoặc GV đưa ra.
    Vận dụng : HS sử dụng KT, KN đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ thực tiễn trong cuộc sống. GV định hướng, gợi ý HS tự đặt ra trên cơ sở bài học. Đây là HĐ ở nhà, cộng đồng, giúp HS gắn với gia đình, địa phương.
    Mở rộng (tìm tòi mở rộng) : Khuyến khích HS tiếp tục tìm hiểu, mở rộng KT, KN từ các nguồn/kênh thông tin khác như sách, báo, mạng Internet… Đây là HĐ diễn ra ở nhà.
    Từ những đặc điểm này, có thể thấy VNEN đã thể hiện được những tư tưởng giáo dục tiến tiến của thời đại.
    2.2. VNEN – mô hình đổi mới dạy học đọc hiểu ở môn Ngữ văn
    Dạy ĐH VH là một cấu phần quan trọng của DH Ngữ văn ở trường PT. Trước đây, dạy ĐH văn vẫn thường được biết đến với tên gọi Giảng văn. Theo MH giảng văn, GV cảm thụ tác phẩm rồi truyền lại những  nhận thức ấy cho HS. Phương pháp DH chủ đạo là giảng bình. HS chủ yếu ngồi nghe giảng và ghi chép. Chuyển sang MH ĐH, thay vì giảng văn, GV phải hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu văn bản. GV không cảm thụ hộ mà dẫn dắt, tổ chức HS tiến hành các HĐ ĐH VH. Sự chuyển biến này đã đánh dấu một bước tiến đáng kể trong DH văn ở trường PT. Nó đặt HS vào vị trí trung tâm của HĐ dạy học, trả lại cho các em vai trò là bạn đọc sáng tạo của các nhà văn. Tuy nhiên, do còn thiếu MH HĐ nên sự thay đổi chỉ dừng lại ở một vài phương pháp : từ giảng bình chuyển sang phát vấn, đàm thoại gợi mở, thảo luận nhóm. Vận dụng MH VNEN, chúng ta có thể xây dựng các HĐ đọc văn vừa bám sát yêu cầu đổi mới vừa thể hiện được đặc trưng của môn học. Trước hết là yêu cầu đổi mới. Theo MH VNEN, quá trình DH ĐH được HĐ hóa, việc ĐH của HS sẽ được triển khai qua các HĐ đọc với các nhiệm vụ đọc cụ thể. GV là người tổ chức, hướng dẫn và giao các nhiệm vụ đọc hấp dẫn, phong phú theo một quy trình mà khởi đầu là việc huy động các kinh nghiệm sống, kinh nghiệm đọc của HS đến HĐ đọc văn bản, rồi thực hành, củng cố, liên hệ vận dụng thực tiễn và bổ sung, mở sộng kiến văn. Một quy trình như thế vừa đảm bảo tính hệ thống của HĐ giáo dục vừa bám sát quy luật tâm lý và quy luật dạy học. Về yêu cầu đặc trưng của môn học, có thể nói, VNEN góp phần duy trì và thúc đẩy tính chất đặc thù của việc ĐH văn. Chẳng hạn, việc ĐH văn cần có tâm thế để việc đọc được thuận lợi và có kết quả. Mặt khác, không bạn đọc nào đến với tác phẩm bằng con số không về kiến thức, kinh nghiệm. Mỗi người đọc nói chung và HS nói riêng đều có những hiểu biết nhất định trước khi đến với tác phẩm của nhà văn. Vì thế, HĐ trải nghiệm (còn gọi là khởi động) trong VNEN là phù hợp và cần thiết. Chưa hết, mục đích của ĐH văn trong nhà trường không chỉ là khám phá cái hay, cái đẹp của một tác phẩm cụ thể mà trên hết là thông qua những HĐ đọc văn như thế sẽ hình thành và phát triển ở HS năng lực ĐH, năng lực cảm thụ VH và thưởng thức nghệ thuật. Muốn vậy, HĐ đọc văn cần được thực hành, luyện tập, củng cố (HĐ thực hành – VNEN). Còn nữa, học văn là để sống sao cho tốt hơn, nhân văn hơn. Một nhà văn nào đó đã từng phát biểu : VH thực chất là cuộc đời. VH sẽ chẳng là gì cả nếu không vì cuộc đời mà có. Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là đích đi tới của VH. Việc đọc văn trong nhà trường cũng thế. Đọc văn, học văn sẽ chẳng ích gì nếu không làm cho cuộc sống của mỗi người tốt đẹp hơn. Cho nên, dạy văn phải gắn liền với đời sống, ĐH văn phải được thể nghiệm vận dụng trong trường đời. Theo VNEN, HĐ vận dụng (ứng dụng) sẽ giúp GV, HS hướng tới mục tiêu ấy. Ngoài ra, ĐH văn nói chung và ĐH văn trong nhà trường nói riêng luôn luôn cần người đọc một vốn sống phong phú, một kiến văn rộng mở. Có nền tảng tri thức dồi dào, việc đọc văn sẽ có được hiệu quả thẩm mĩ rất cao. Thêm nữa, ĐH một văn bản đâu phải là điểm kết thúc mà đó chỉ là một “mồi lửa” để thổi bùng lên “ngọn lửa” của tình yêu VH, của khát vọng tri thức. Do đó, tìm tòi mở rộng là một HĐ không thể thiếu đối với bất cứ ai học văn, đọc văn trong nhà trường (HĐ tìm tòi mở rộng – VNEN). Phác thảo một vài nét như vậy để thấy, các HĐ DH theo MH VNEN rất phù hợp với đặc trưng của quy luật tiếp nhận VH và bản chất của việc ĐH văn. Đây là căn cứ lý luận để tiến hành xây dựng, thiết kế các HĐ DH ĐH VH trong trường PT theo hướng đổi mới.  
    2.3. Các hoạt động dạy học đọc hiểu văn học theo mô hình VNEN
       Căn cứ vào các HĐ DH theo MH VNEN và dựa vào đặc trưng của HĐ DH ĐH, chúng tôi đề xuất các HĐ dạy ĐH VH như sau : 
    •  Trải nghiệm : Nhiệm vụ của HĐ này là tạo tâm thế tiếp nhận VH cho HS; huy động vốn sống, vốn hiểu biết của HS chuẩn bị cho việc ĐH.
    •  Đọc hiểu văn bản : HS ĐH văn bản qua việc tiến hành các nhiệm vụ đọc theo sự hướng dẫn của GV.
     • Thực hành đọc : HS vận dụng KT, KN ĐH vừa học để thực hành ĐH qua việc thực hiện các nhiệm vụ đọc tương tự do SGK hoặc GV nêu ra.
    • Đọc ứng dụng : HS vận dụng KT, KN ĐH đã học để giải quyết các vấn đề, nhiệm vụ thực tiễn trong cuộc sống. Đây là HĐ liên hệ, vận dụng vào thực tiễn, triển khai ở nhà, cộng đồng, giúp HS gắn kết với gia đình, địa phương.
    • Đọc mở rộng : HS tìm đọc các tư liệu có liên quan để mở rộng tri thức ĐH và kĩ năng ĐH. Đây là HĐ diễn ra ở nhà.
    Trong mỗi HĐ nêu trên, tùy theo đặc điểm bài học, điều kiện cơ sở vật chất trường học, năng lực của GV, HS, sẽ xác định các nhiệm vụ ĐH cụ thể. Do dung lượng của một bài báo, sau đây, người viết sẽ trình bày một phác thảo minh họa cho những đề xuất về lý thuyết nêu trên qua bài học : Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất (Tuần 18, Ngữ văn 7, tập 2).
    [1] Trải nghiệm
     Thi tài giữa các nhóm. Trong thời gian 3 phút, mỗi nhóm hãy xếp các câu cho trước sau đây vào ô thích hợp và lí giải vì sao lại xếp như thế ? (HĐ này huy động kiến thức về tục ngữ, ca dao mà HS đã học ở những bài trước đồng thời thu hút, lôi cuốn HS vào bài học)
1. Chiều chiều ra đứng ngõ sau,
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
4. Thuốc đắng dã tật, sự thật mất lòng.
5. Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ.
2. Khôn ngoan đá đáp người ngoài,
Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau.
6. Thân em như trái bần trôi,
Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu ?
3. Một cây làm chẳng nên non,
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.
7. Đường vô xứ Huế quanh quanh
Non xanh nước biếc như tranh họa đồ.
'Regular Pentagon: TỤC NGỮ

'Reserved: CA DAO 
 
 
 
[2] Đọc hiểu văn bản
     a- Đọc các văn bản TỤC NGỮ  sau và tìm hiểu chủ thích (trong SGK).
  • Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, Ngày tháng mười chưa cười đã tối
  • Mau  sao thì nắng, vắng sao thì mưa.
  • Ráng mỡ gà  có nhà thì giữ.             
  • Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.   
  • Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền
  • Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống.
  • Nhất thì, nhì thục.
      b- Tìm hiểu văn bản
              • GV giao việc 1 (HS làm việc cá nhân) : Dựa vào chủ đề của bài học có thể chia tám câu tục ngữ trên thành mấy nhóm ? Mỗi nhóm gồm những câu nào ? 
              • GV giao việc 2 (HS làm việc theo nhóm) : Hãy hoàn thành các phiếu học tập số 1 và 2 sau đây (nhóm 1,2 hoàn thành phiếu số 1; nhóm 3,4 hoàn thành phiếu số 2)
 
       
  'Folded Corner: Nhóm…………………………………………………………………
PHIẾU HỌC TẬP 1
(1) Những câu tục ngữ ở nhóm 1 thể hiện những nội dung cụ thể gì ?
(2) Dựa vào đâu mà tác giả dân gian có thể khái quát thành những nội dung như thế ?
(3) Theo em, những nội dung được đúc rút nêu trên có ý nghĩa gì đối với con người chúng ta ngày nay ? 
'   'Folded Corner: Nhóm………………………………………………………………….
PHIẾU HỌC TẬP 2
(1) Những câu tục ngữ ở nhóm 2 thể hiện những nội dung cụ thể gì ?
(2) Dựa vào đâu mà tác giả dân gian có thể khái quát thành những nội dung như thế ?
(3) Theo em, những nội dung được đúc rút nêu trên có ý nghĩa gì đối với chúng ta ngày nay ? 
'

 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
• GV giao việc 3 (HS tiếp tục làm theo nhóm) : Đánh giá về hình thức nghệ thuật của các câu nói dân gian này, có bạn học sinh đã đưa ra những nhận xét sau. Em đồng ý hoặc không đồng ý với nhận xét nào ? Hãy giải thích và chứng minh qua các câu tục ngữ vừa học.
 
Ý kiến của bạn học sinh
Ý kiến của nhóm    
Đồng ý
(Giải thích, chứng minh)
Không đồng ý
(Giải thích, chứng minh)
-  Đó là những câu nói ngắn gọn;    
- thường có vần, nhất là vần chân;    
-  các vế đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức;    
- ngôn ngữ nghèo nàn không giàu hình ảnh;    
- lập luận khá chặt chẽ, ý/vế trước thường là “nhân” (nguyên nhân), ý/vế sau là “quả” (hệ quả).    
 
• GV giao việc 4 (HS làm việc cặp đôi) : Từ HĐ ĐH trên, hãy thể hiện những hiểu biết của mình về tục ngữ (chủ đề thiên nhiên và lao động sản xuất) bằng cách hoàn thành đoạn viết sau với những từ ngữ cho trước : nhân dân, ngắn gọn, kinh nghiệm, vần, quan sát, nhịp điệu, túi khôn, tương đối, hình ảnh.
0969889270 0912944324