TS. Đỗ Thị Hiên
1. Mở đầu
1.1. Vị từ được phân loại theo nhiều cách khác nhau dựa vào những tiêu chí khác nhau. Có thể phân loại vị từ dựa vào ý nghĩa; dựa vào đặc trưng [+ Động], [+ Chủ ý]; hay dựa vào số lượng các diễn tố. Khi phân loại theo số lượng các diễn tố, chúng ta có: vị từ đòi hỏi một diễn tố; vị từ đòi hỏi hai diễn tố; vị từ đòi hỏi ba diễn tố. Trên thực tế, cũng có loại vị từ không đòi hỏi một diễn tố nào. Trong tiếng Việt, loại câu đặc biệt vị từ có thể xem là minh chứng cho trường hợp vị từ không đòi hỏi diễn tố (vô trị). Còn loại vị từ đòi hỏi bốn diễn tố, về mặt lí thuyết, có thể có, nhưng nhìn chung ít gặp.
1.2. Các vị từ ba diễn tố (VTBDT), trong hoạt động hành chức, khi đi vào phát ngôn, sẽ tạo ra các phát ngôn có vị từ ba diễn tố. Các phát ngôn có vị từ ba diễn tố thường khá phức tạp bởi có nhiều yếu tố cấu thành. Do đó, cần phải xác định được cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa chuẩn của loại phát ngôn này để lấy đó làm tiêu chuẩn xem xét các hiện tượng biến đổi trong hoạt động giao tiếp.
2. Nội dung
2.1. Xác lập khái niệm vị từ ba diễn tố
Từ tiêu chí phân loại vị từ theo số lượng diễn tố, chúng tôi xác định: Vị từ ba diễn tố là những vị từ có bản chất từ vựng - ngữ pháp quy định một bộ gồm ba vai nghĩa có tính chất bắt buộc tạo thành diễn trị hay khung diễn tố của nó. Ví dụ:
(1) Ai cho tao lương thiện? (Nam Cao)
Phát ngôn trên có vị từ phát nhận cho là vị từ trung tâm. Trong bản chất từ vựng - ngữ pháp của vị từ cho luôn đòi hỏi ba diễn tố: phải có một người cho (chủ thể thực hiện hành động: ai), một vật để đem cho (đối thể chỉ vật được phát nhận: lương thiện), và một đối tượng tiếp nhận vật ấy (tiếp thể chỉ người nhận: tao).
Khi tham gia vào phát ngôn, VTBDT đòi hỏi phải có sự tham gia của ba thực thể để sự tình trong phát ngôn được thực hiện.
2.2. Xác lập khái niệm phát ngôn có vị từ ba diễn tố
Như đã biết, mỗi loại vị từ (xét theo ý nghĩa) diễn đạt một loại sự tình trong hiện thực, mỗi loại sự tình được đặc trưng cho một kiểu cấu trúc nghĩa khác nhau (khác nhau về nội dung sự tình, về các yếu tố tham gia vào sự tình). Tuy nhiên, loại VTBDT mà chúng tôi đang xét lại là một tập hợp gồm nhiều tiểu loại vị từ mang ý nghĩa từ vựng khác nhau nhưng cùng có chung một kiểu cấu trúc nghĩa bao gồm: một vị từ trung tâm (nội dung của sự tình), ba diễn tố (các yếu tố tham gia vào sự tình) và một số chu tố liên quan đến sự tình. Khi được phản ánh vào phát ngôn, vị từ trung tâm thường đóng vai trò trung tâm của vị ngữ (VN), còn các diễn tố và các chu tố sẽ được hiện thực hóa thành các chức năng cú pháp khác nhau trong câu như: chủ ngữ (CN), bổ ngữ (BN), trạng ngữ (TN), khởi ngữ (KN)… tùy vào mục đích giao tiếp và nhiệm vụ thông báo của phát ngôn, trong ngữ cảnh nhất định.
Quá trình khảo sát trên ngữ liệu tiếng Việt cho thấy khả năng hiện thực hóa của vị từ ba diễn tố trong phát ngôn hết sức đa dạng và linh hoạt. Cụ thể là:
* Khi hiện thực hóa trong câu, vị từ và ba diễn tố đóng vai trò nòng cốt làm nên cấu trúc cơ sở của một câu đơn. Ví dụ:
(2) |
Công nhân đội |
gọi |
nó |
(là) “cái máy gặt đập liên hợp”. |
CTCP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
DT1 |
VTBX |
DT2 |
DT3 |
(Văn Vinh)
* Vị từ và ba diễn tố có thể đóng vai trò là một vế của câu ghép khi được hiện thực hóa trong câu. Ví dụ:
(3) |
Ai |
(cũng) gọi |
em |
(là) một thằng kỳ dị |
nên em cũng chẳng muốn thanh minh và không biết bày tỏ cùng ai. |
CTCP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
|
Vế 1 |
Vế 2 |
CTNBH |
DT1 |
VTBX |
DT2 |
DT3 |
|
(Văn Vinh)
* Có trường hợp VTBDT đảm nhận vai trò một thành phần câu như: chủ ngữ, bổ ngữ, định ngữ. Lúc đó, câu có cấu trúc hai bậc: có một câu bị bao. Ví dụ:
(4) |
Ngọc |
(vẫn còn) dúi |
(vào) tay chị |
cái phong bì |
làm |
chị càng nể. |
CTCP |
CN |
VN |
BN |
CTNBH |
DT1 |
VTPN |
DT3 |
DT2 |
|
=> Vị từ + ba diễn tố làm CN (Nhiều tác giả)
(5) |
(Vừa nói,) ả mắt xanh mỏ đỏ |
(vừa) rút |
cái ống nhựa dẫn ô xy |
ra khỏi mũi thằng Quý |
làm |
nó òa khóc. |
CTCP |
CN |
VN |
BN |
CTNBH |
DT1 |
VTDC |
DT2 |
DT3 |
|
=> Vị từ + ba diễn tố làm CN (Đoàn Lư)
(6) |
Tôi |
nhớ |
một lần |
tôi |
đã |
(cho) nó |
một cái áo. |
CTCP |
CN |
VN |
BN |
CT NBH |
|
|
CT |
DT1 |
VTPN |
DT3 |
DT2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
=> Vị từ + ba diễn tố làm BN (KN)
(7) |
Cái tin |
Nghiêm Văn Cách, phiên dịch đội một ở tận tầng năm |
xúi |
công nhân đội năm ở tầng một |
vác đơn đi kiện thằng Thử “chuột chù” làm phiên dịch đội của họ |
làm |
xôn xao cả “ốp”. |
CTCP |
TTT |
ĐN |
|
|
CN |
VN |
BN |
CT NBH |
|
DT1 |
VTSK |
DT2 |
DT3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
=> Vị từ + ba diễn tố làm ĐN (Trần Thu Trang)
Thông qua phân tích các ví dụ trên, chúng ta thấy khả năng hiện thực hóa đa dạng VTBDT trong phát ngôn (câu). Tuy nhiên, chỉ trong trường hợp VTBDT được hiện thực hóa trong vai trò nòng cốt của câu đơn hoặc một vế của câu ghép mới cho sản phẩm là các phát ngôn có vị từ ba diễn tố. Vấn đề hiện thực hóa của VTBDT trong phát ngôn sẽ được trình bày trong chương 4.
Như vậy, trong mối quan hệ với bình diện nghĩa, có thể xác lập khái niệm phát ngôn có VTBDT như sau:
Phát ngôn có VTBDT là phát ngôn có VTBDT làm trung tâm ngữ pháp và ngữ nghĩa.
2.3. Cấu trúc cú pháp cơ sở của phát ngôn có vị từ ba diễn tố
Phát ngôn có VTBDT, như đã trình bày là phát ngôn có nòng cốt là VTBDT, xoay quanh vị từ đó là các diễn tố đảm nhận các vai nghĩa nhất định, ngoài ra có thể có một hoặc một số chu tố. Khi được hiện thực hóa trong phát ngôn, ở trật tự thông thường, ba diễn tố thường trong vai trò chức năng chủ ngữ và hai bổ ngữ của câu, các chu tố (nếu có) thì đảm nhận chức năng cú pháp của câu như: trạng ngữ, bổ ngữ, đề ngữ, vị ngữ phụ. Riêng VTBDT sẽ biểu thị nội dung của sự tình và được hiện thực hóa trong câu trong vai trò vị từ trung tâm của vị ngữ. Và như trên đã trình bày, sự hiện thực hóa của vị từ ba diễn tố trong phát ngôn sẽ được xem xét trong câu đơn và câu ghép.
2.3.1. Câu đơn
Câu đơn có VTBDT làm trung tâm, trong hoạt động hành chức sẽ là phát ngôn có VTBDT. Xét về mặt lí thuyết, theo trật tự thông thường, các yếu tố bắt buộc có mặt trong phát ngôn VTBDT là: vị ngữ, chủ ngữ, bổ ngữ 1, bổ ngữ 2. Các chức năng cú pháp này gắn với những chức năng nghĩa nhất định và được sắp xếp theo trật tự ổn định làm thành cấu trúc cú pháp của cơ sở của phát ngôn có VTBDT như sau:
CTCP |
CN |
VN |
BN 1 |
BN 2 |
CTNBH |
DT1 |
VTBDT |
DT2 |
DT3 |
Như vậy, do vị từ trung tâm đòi hỏi ba diễn tố cho nên về mặt lý thuyết, ngoài vị từ trung tâm bắt buộc phải có chủ ngữ (CN) hai bổ ngữ (BN). Ví dụ:
(8) |
Tôi |
đưa |
thư |
cho Mận. |
CTCP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
DT1 |
VTPN |
DT2 |
DT3 |
(Trần Thùy Mai)
Trong phát ngôn có VTBDT, về cơ bản phải có đủ bốn yếu tố cấu thành theo trật tự sắp xếp thông thường: DT1 – VT – DT2 – DT3, đảm nhận các chức vụ cú pháp lần lượt: CN – VN – BN1 – BN2. Tuy nhiên, khi hiện thực hóa trong giao tiếp, trật tự giữa các thành tố không phải bao giờ cũng theo thứ tự trên mà có thể bị thay đổi theo ngữ cảnh (sự thay đổi này sẽ được xem xét kỹ hơn ở chương 4). Và khi vị trí của các thành tố thay đổi thì sẽ kéo theo sự thay đổi về chức vụ cú pháp. Ví dụ:
(9) |
Toàn bộ cuộc sống riêng, |
cô ấy |
dành |
(cho) cậu. |
CTCP |
KN |
CN |
VN |
BN |
CTNBH |
DT2 |
DT1 |
VTPN |
DT3 |
(Nguyễn Thị Thu Huệ)
Trong ví dụ (9), vị từ trung tâm là vị từ phát nhận dành kết hợp với ba DT: cô ấy (chủ thể), cậu (tiếp thể), toàn bộ cuộc sống riêng (đối thể). Thông thường, vị trí của các thành tố là: chủ thể - vị từ - tiếp thể - đối thể nhưng trong ví dụ trên vị trí của các thành tố đã thay đổi, cụ thể DT2 đã được đảo lên trước DT1 và ở vị trí đó DT2 đảm nhận chức vụ khởi ngữ của câu.
(10) |
Anh |
phát |
(cho) mỗi đứa |
một nghìn. |
CTCP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
DT1 |
VTPN |
DT3 |
DT2 |
(Nguyễn Thị Thu Huệ)
Trong ví dụ (10), vị trí của DT3 đã được thay đổi, thay vì đứng sau DT2 thì nó được đảo lên trước DT2. Tuy nhiên, sự thay đổi vị trí này không làm ảnh hưởng nhiều đến chức vụ cú pháp mà DT3 đảm nhận. Nó vẫn là một trong hai bổ ngữ của động từ phát.
Cũng có trường hợp một câu đơn có nhiều vị ngữ, ở các vị ngữ khác nhau xuất hiện các VTBDT khác nhau. Ví dụ: (11)
Hắn |
đi rửa mặt xong |
về mở tủ |
thay quần áo |
luồn |
cái ví |
(vào) túi áo |
khóa tủ |
(và) rón rén |
bỏ |
cái chìa khóa |
(vào) túi vợ. |
CN |
VN1 |
VN2 |
VN3 |
VN4 |
VN5 |
VN6 |
DT1 |
|
|
|
VTDC |
DT2 |
DT3 |
|
CT |
VT |
DT2 |
DT3 |
(Nam Cao)
Trong ví dụ (11), chủ thể hắn thực hiện liên tiếp nhiều hành động, mỗi hành động tạo nên một vị ngữ của câu. Vị ngữ 4 và 6 có VTBDT luồn và bỏ là trung tâm. Vị từ luồn gồm các diễn tố: hắn, cái ví, túi áo; vị từ bỏ gồm các diễn tố: hắn, cái chìa khóa, túi vợ.
Cũng có trường hợp câu đơn có nhiều vị ngữ, có vị từ trung tâm giống nhau, cùng chung DT1 chỉ khác DT2 và DT3. Ví dụ (12):
Họ |
gọi |
ông |
(là) bác |
gọi |
thằng Tham – kẻ phá nhà ông, tuổi chỉ bằng thằng Hoàng nhà ông |
(là) ông. |
CN |
VN1 |
VN2 |
DT1 |
VT1 |
DT2 |
DT3 |
VT2 |
DT2 |
DT3 |
(Nam Cao)
Trong phát ngôn có VTBDT, ngoài các thành tố bắt buộc: vị từ, ba diễn tố còn có thể xuất hiện các chu tố thực hiện các chức năng cú pháp khác như: trạng ngữ, vị ngữ phụ (VNP). Ví dụ:
(13) |
Tới một hôm, |
chẳng hẹn trước, |
Tuyết |
rủ |
Đẩu |
đến nhà Phượng Trinh chơi. |
CTCP |
TN |
VNP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
CT1 |
CT2 |
DT1 |
VTSK |
DT2 |
DT3 |
{57, tr. 92}
2.3.2. Câu ghép
Trong câu ghép, VTBDT có thể xuất hiện và làm trung tâm ở một vế câu ghép. Ví dụ:
(14) |
(Anh ạ), anh là một người xứng đáng |
(nhưng) từ trước tới giờ |
em |
(chỉ) coi |
anh |
(là) bạn. |
CTCP |
|
TN |
CN |
VT |
BN1 |
BN2 |
Vế 1 |
Vế 2 |
CTNBH |
|
CT |
DT1 |
VTBX |
DT2 |
DT3 |
(Nam Cao)
Trong ví dụ trên, VTBDT xuất hiện ở V2. Vị từ bình xét coi kết hợp với ba diễn tố: em, anh, bạn.
Vị từ ba diễn tố cũng có thể xuất hiện và làm trung tâm trong các vế của câu ghép. Ví dụ: (15)
Được nửa năm, |
Khuê |
rủ |
tôi |
đi ăn |
lần này, |
Khuê |
trịnh trọng |
trả |
tôi |
số tiền đã giúp Khuê ngày trước, |
Khuê |
khuyên |
tôi |
bắt chước cô |
TN1 |
CN1 |
VN1 |
BN1 |
BN2 |
TN2 |
CN2 |
BN1 |
VN2 |
BN3 |
BN4 |
CN3 |
VN3 |
BN1 |
BN2 |
Vế 1 |
Vế 2 |
Vế 3 |
CT |
DT1 |
VTSK |
DT2 |
DT3 |
CT |
DT1 |
CT |
VTPN |
DT2 |
DT3 |
DT1 |
VTSK |
DT2 |
DT3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
(Quang Trinh)
Trong ví dụ trên VTBDT xuất hiện trong cả ba vế câu. Ở vế 1, VTBDT
rủ kết hợp với các diễn tố:
Khuê, tôi, đi ăn. Ở vế 2, VTBDT
trả kết hợp với các diễn tố:
Khuê, tôi, số tiền đã giúp Khuê ngày trước. Ở vế 3, VTBDT
khuyên kết hợp với các diễn tố:
Khuê, tôi, bắt chước cô.
2.4. Cấu trúc ngữ nghĩa cơ sở 2.4.1. Câu đơn Trong câu đơn, ở dạng cơ bản và đầy đủ nhất, cấu trúc ngữ nghĩa của phát ngôn có VTBDT bao gồm bốn thành tố: VTBDT, diễn tố thứ nhất, diễn tố thứ hai và diễn tố thứ ba. Trật tự sắp xếp: diễn tố thứ nhất - vị từ ba diễn tố - diễn tố thứ hai - diễn tố thứ ba. Ví dụ:
(16) |
Người làng |
gọi |
ông |
là ông lang Thản. |
CTCP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
DT1 |
VTBX |
DT2 |
DT3 |
(Phạm Hải Anh)
(17) |
Nhà bà Bông |
(lại) gửi |
đơn |
cho anh ấy. |
CTCP |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
DT1 |
VTPN |
DT2 |
DT3 |
(Phạm Hải Anh)
Trong thực tế sử dụng, do sự chi phối của những yếu tố ngữ dụng nên không phải bao giờ phát ngôn cũng có cấu trúc như trên. Cấu trúc cơ bản này sẽ làm cơ sở để xem xét các biến thể của nó khi các thành tố trong cấu trúc thay đổi vị trí trong phát ngôn.
Trong cấu trúc ngữ nghĩa, ngoài bốn thành tố cơ bản còn có thể có thêm thành tố phụ như chu tố. Ví dụ:
(18) |
Có khi hứng lên, |
ông |
đãi |
chúng |
một chầu vịt chết. |
CTCP |
TN |
CN |
VN |
BN1 |
BN2 |
CTNBH |
CT |
DT1 |
VTPN |
DT3 |
DT2 |
(Phạm Hải Anh)
2.4.2. Câu ghép
Như trên đã trình bày, VTBDT có thể xuất hiện và làm trung tâm trong một vế hoặc trong nhiều vế của câu ghép. Và đối với những trường hợp cụ thể, cấu trúc ngữ nghĩa của phát ngôn lại có sự thay đổi. Tuy nhiên, về cơ bản, chúng tôi tách câu ghép thành các vế riêng biệt và phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của nó như đối với ở câu đơn. Ví dụ:
(19) |
(Vì thế), trẻ con trong xóm |
trêu |
Mao |
là đứa không cha, |
người lớn |
gọi |
Mao |
là thằng con hoang. |
CT CP |
CN1 |
VN1 |
BN1 |
BN2 |
CN2 |
VN2 |
BN1 |
BN2 |
Vế 1 |
Vế 2 |
CT NBH |
DT1 |
VT BX |
DT2 |
DT3 |
DT1 |
VT BX |
DT2 |
DT3 |
(Quang Trinh tuyển chọn)
3. Kết luận
Bản thân VTBDT là nhóm vị từ phức tạp trong tiếng Việt bởi có nhiều tiểu loại với bản chất không thực sự đồng nhất. Trong hoạt động hành chức, khi đi các VTBDT xuất hiện trong các phát ngôn sẽ tạo ra các phát ngôn có vị từ ba diễn tố. Dưới sự tác động của các yếu tố ngữ dụng, các phát ngôn có vị từ ba diễn tố trong tiếng Việt có cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa khá phức tạp. Tuy vậy, chúng tôi xác định được cấu trúc ngữ pháp và ngữ nghĩa cơ sở của loại phát ngôn này như sau:
- Phát ngôn có VTBDT là phát ngôn có VTBDT làm trung tâm ngữ pháp và ngữ nghĩa.
- Ở bình diện ngữ pháp, về mặt lí thuyết, theo trật tự thông thường, các yếu tố bắt buộc có mặt trong phát ngôn có VTBDT là: chủ ngữ - vị ngữ - bổ ngữ 1 - bổ ngữ 2.
- Ở bình diện ngữ nghĩa, cấu trúc nghĩa biểu hiện của phát ngôn có VTBDT bao gồm các thành tố và theo trật tự sắp xếp thông thường sau: diễn tố thứ nhất - vị từ ba diễn tố - diễn tố thứ hai - diễn tố thứ ba.
QUY ƯỚC VIẾT TẮT
- CT: Chu tố - VTBX: Vị từ bình xét
- CTCP: Cấu trúc cú pháp - VTPN: Vị từ phát nhận
- CTNBH: Cấu trúc nghĩa biểu hiện - VTSK: Vị từ sai khiến
- DT: Diễn tố
TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH
[1]. Dik. S.C (2005), Ngữ pháp chức năng (Bản dịch của nhóm tác giả: Nguyễn Vân Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong), Nxb Đại học Quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh.
[2]. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
[3]. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
[4]. Trần Kim Phượng (2012), Các phương pháp pháp phân tích câu (trên ngữ liệu tiếng Việt), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
[5]. Nguyễn Thị Quy (2002), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt (Vị từ hành động), Nxb Khoa học Xã hội.
(Bài đăng trên Kỉ yếu Hội thảo khoa học toàn quốc Nghiên cứu và giảng dạy Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, Nxb Khoa học xã hội, 2017)