Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2
0969889270
khoanguvan@hpu2.edu.vn

DẠY VĂN HỌC NHƯ DẠY MỘT TÀI NGUYÊN

PGS.TS Bùi Minh Đức


I. MỞ ĐẦU
Đổi mới dạy học văn trong nhà trường không chỉ là vấn đề thời sự ở Việt Nam mà còn là nội dung khoa học được quan tâm bởi nhiều chuyên gia trên thế giới. Xu thế mới về giáo dục cùng những thành tựu nghiên cứu khoa học chuyên ngành và liên ngành ngữ văn đã dẫn đến những thay đổi trong cách tiếp cận việc đọc và dạy đọc văn, đặc biệt là vai trò của bạn đọc học sinh trong nhà trường. Những nghiên cứu quốc tế và trong nước liên quan đến vấn đề này đã đem đến một cái nhìn khá toàn diện và mới mẻ về việc dạy học văn chương trong nhà trường theo hướng đổi mới gắn liền với vai trò, chức năng của độc giả học sinh: (Rosenblart,L. (1985), (1993); Brock (1983); Probst,R.E. (1987); Close,E. (1990); Andrasick, K.D. (1990); Beach,R.& Marshall, J. (1991); Carter,R. & Long, M. (1991); Cianciolo, P.J., &Quirk, B. (1992); Morrow, L.M. (1992); Langer, J. A. (1991); Langer, J.A. (1992b); Langer, J.A. (1992c); Short, K,G. (1997); Smith, F. (2004); Đỗ Ngọc Thống (2015); Hoàng Thị Mai (2014); Phạm Thị Thu Hương (2014); Nguyễn Thị Hồng Nam (2010);…).

Nghiên cứu này là sự tiếp nối và phát triển những luận giải khoa học về mô hình dạy học văn theo tiếp cận năng lực dựa trên sự vận dụng những thành tựu khoa học chuyên ngành văn học và giáo dục ngữ văn, tạo tiền đề lý thuyết cho việc đổi mới nội dung, phương pháp dạy học văn trong nhà trường phổ thông và chương trình, phương thức đào tạo giáo viên Ngữ văn trong các trường Đại học Sư phạm/ Đại học Giáo dục.    
      
II. NỘI DUNG         
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực đang là xu thế ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới đồng thời là quan điểm và phương thức đổi mới ở nước ta hiện nay cũng như những năm tiếp theo. Sự thay đổi từ tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực trong giáo dục và dạy học đang dẫn đến những đổi mới trong nhận thức và cách làm của các nhà nghiên cứu, giảng dạy, đặc biệt là giáo viên, giảng viên, học sinh, sinh viên trong quá trình dạy học.

Là một phần không tách rời của dạy học và giáo dục nói chung trong bối cảnh thời đại nêu trên, dạy học văn trong nhà trường không thể không đổi mới. Nghiên cứu quốc tế về vấn đề này cho thấy có nhiều ý tưởng về việc đổi mới dạy học văn chương. Trong đó, quan điểm về dạy văn học như một tài nguyên được Carter,R. và Long, M. (1991) đưa ra trong công trình Dy học văn chương là một ý tưởng đáng chú ý. Trong công trình của mình, Carter,R. và Long, M. (1991) đưa ra hai quan điểm về dạy học văn : (1) học văn họ(the study of literature) và (2) sử dụng văn học như một tài nguyên (the use of literature as a resource). Trong đó, học văn học mà Ronald Carter và Michael N. Long nêu ra ở đây tựa như việc học môn giảng văn ở nước ta bấy lâu nay. Tức là học sinh được giáo viên truyền thụ các tri thức về văn học, bao gồm các kiến thức về tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh ra đời, thể loại, những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật… của từng tác phẩm cụ thể. Tiếp đó, những tri thức này lại được ghi nhớ, tái hiện và trở thành công cụ để tạo lập các bài viết, bài nghị luận về văn học với mục tiêu xa hơn là vượt qua các kì thi. Như thế, mục tiêu của dạy “học văn học” là trao truyền tri thức văn của người đi trước (giáo viên) cho các thế hệ đi sau (học sinh) trên cơ sở sự hiểu biết về văn học và kĩ năng thuyết trình, giảng bình văn học của người dạy. Xét về hệ hình dạy học, “học văn học” là sự phản chiếu đường lối dạy học theo tiếp cận nội dung và lấy người dạy làm trung tâm. Đây là mô hình dạy học truyền thống (traditional model) và cách tiếp cận này không đem lại hiệu quả cao trong dạy học và cũng không phù hợp với bối cảnh thời đại ngày nay. Xét về tính hiệu quả, các nhà khoa học Đức đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm trên quy mô lớn và đưa đến kết luận:

KHOA NGỮ VĂN

PHƯỜNG XUÂN HÒA, THÀNH PHỐ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC
ĐT: 0912944324; Email: khoanguvan@hpu2.edu.vn


Thông tin

TUYỂN SINH

    © 2021 HPU2 | Web design iit.hpu2.edu.vn
    0969889270 0912944324